Liên hệ đặt hàng
Thông tin liên hệ
phone   (08) 3947 0247
phone   (08) 3987 1787
phone (08) 3589 9120
Liên hệ kinh doanh
Liên hệ kinh doanh

Hỗ trợ kỹ thuật
Hỗ trợ kỹ thuật

HotLine:  0906 399 488
Ý kiến khách hàng
  • Công ty DL Công Đoàn Long An

    Kế toán Trưởng Công ty DL Công Đoàn Long An

    Xem tiếp
  • Anh Trần Minh Bằng

    "Qua kinh nghiệm kế toán 10 năm và kế toán trưởng 6 năm, trải qua...

    Xem tiếp
  • Luật sư Phạm Văn Khang

    Luật sư Phạm Văn Khang - Công ty Luật Sông Việt...

    Xem tiếp
phần mềm kế toán SimSoft dành cho doanh nghiệp

Hỏi - trả lời

Các câu hỏi về hóa đơn (phần 2)

1. Thủ tục Đăng ký mẫu hoá đơn tự in (Mức 2)

2. Đặt in hóa đơn: Làm sao tránh hóa đơn giả?

3. Hướng dẫn mới nhất về hóa đơn tự in - Một số nội dung không cần thể hiện

4. Doanh nghiệp tự in hóa đơn như thế nào?

5. Lợi ích hóa đơn điện tử: “Vẫn là câu hỏi”

6. Quy định mới về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

7. Sắp hết thời hóa đơn đỏ

8. Các quy định mới về tự in hoá đơn GTGT

9. Doanh nghiệp chuẩn bị tự in hóa đơn.

10. Quy định mới về việc sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp tự in.

11. Nhiều doanh nghiệp trăn trở về Nghị định 51.

12. Tự in hóa đơn lợi - hại ra sao?

13. Doanh nghiệp được tạo logo trên hóa đơn tự in.

14. Doanh nghiệp nào được tự in hóa đơn?

15. Giao quyền in hóa đơn cho doanh nghiệp - Có chấm dứt khai “âm”, hoàn thuế?

16. Nghị định 51- Nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

1. Thủ tục Đăng ký mẫu hoá đơn tự in (Mức 2).

1. Trình tự thực hiện: Cơ sở kinh doanh sau khi đăng ký thuế, nếu có nhu cầu tự in hoá đơn thì đem mẫu đã thiết kế đến Cục thuế để đăng ký tự in hoá đơn

2. Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện hoặc mang trực tiếp đến Cục Thuế

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn (hoặc đơn) đăng ký sử dụng hoá đơn tự in - mẫu kèm theo

+ Mẫu hoá đơn do tổ chức, cá nhân tự thiết kế

+ Sơ đồ địa điểm sản xuất kinh doanh, văn phòng giao dịch do tổ chức, cá nhân tự vẽ

+ Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh

+ Giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng của người đứng đầu tổ chức, cá nhân kinh doanh

+ Giấy chứng nhận đăng ký thuế bản photocopy có xác nhận sao y bản chính của cơ sở kinh doanh

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

4. Thời hạn giải quyết : 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Tổ chức/Cá nhân

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục thuế quản lý trực tiếp

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục thuế

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : văn bản chấp thuận

8. Lệ phí (nếu có):

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a): Đơn đăng ký sử dụng hoá đơn tự in (Đính kèm biểu mẫu)

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN.

+ 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002

+ Thông tư số 120/2002/TT - BTC ngày 30/12/2002

+ Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày 23/10/2003

(Theo website: dongnai.gov.vn)

2. Đặt in hóa đơn: Làm sao tránh hóa đơn giả?

 

Kể từ 1-1-2011, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 64/2013/TT-BTC có hiệu lực, quy định các doanh nghiệp có trách nhiệm tự in hóa đơn. Báo SGGP đã phỏng vấn ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM xung quanh những quy định mới này. 

Niêm phong bản kẽm nếu muốn dùng lại 

PV: Khi doanh nghiệp muốn đặt in hóa đơn, phải tìm đến đơn vị in có những điều kiện gì, thưa ông? 

Ông Nguyễn Đình Tấn: 
Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm). 
- Nhiều người lo lắng sau khi đơn vị nhận in hóa đơn xong thì các bản kẽm phải xử lý ra sao để đảm bảo đơn vị đó không phát hành thêm hóa đơn… 

Doanh nghiệp nhận in hóa đơn phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện. Sau khi in xong, việc quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc in phải theo thỏa thuận với doanh nghiệp đặt in. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm. Những hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng đều phải được hủy. 

Doanh nghiệp nhận in hóa đơn phải lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn gởi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức, cá nhân đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số … đến số) cho từng tổ chức, cá nhân (theo mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010). 

Báo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm hai lần: lần 1 báo cáo in hóa đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất vào ngày 20-7, lần 2 báo cáo in hóa đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất ngày 20-1 năm sau. Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ chức nhận in ngừng hoạt động in hóa đơn, thời hạn nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn chậm nhất ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động in hóa đơn. Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động in hóa đơn sau khi ngừng hoạt động in thì thời gian báo cáo về việc nhận in hóa đơn đầu tiên tính từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12, tùy theo thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động in. 

- Có nghĩa đơn vị nhận in hóa đơn cũng phải báo cáo và đơn vị sử dụng hóa đơn cũng phải báo cáo. Và đó là chứng cứ để cơ quan thuế so sánh tính chính xác của hóa đơn đặt in? 


Đúng thế. Khi cơ quan thuế nhận báo cáo về việc nhận in hóa đơn của tổ chức nhận in hóa đơn sẽ đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. 

Phải thông báo phát hành lại khi có thay đổi 

- Dù không phải xin phép trước khi in hóa đơn nhưng muốn sử dụng hóa đơn tự in, doanh nghiệp phải lập thông báo phát hành hóa đơn, xin ông cho biết nội dung thông báo như thế nào và gửi cho ai? 

Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hóa đơn, ngày lập thông báo phát hành, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành, từ số... đến số...). Trong thông báo phát hành phải có tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị sử dụng hóa đơn. Gởi kèm theo thông báo này là một hóa đơn mẫu, tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in). Thông báo này phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 5 ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

- Nếu trong quá trình sử dụng, đơn vị có thay đổi so với nội dung đã thông báo thì xử lý thế nào, thưa ông? 

Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng. Ngoài ra, có bất kỳ thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới.

 

(Theo SGGP online)

 

 

 

3. Hướng dẫn mới nhất về hóa đơn tự in - Một số nội dung không cần thể hiện

 

Ngày 28-9, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định doanh nghiệp phải tự in hóa đơn kể từ 1-1-2011. Thông tư này đã tháo bỏ áp lực đối với các doanh nghiệp nhỏ khi mỗi năm chỉ sử dụng vài cuốn hóa đơn mà phải tốn chi phí lớn cho việc đặt in hóa đơn. PV Báo SGGP phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục thuế TPHCM xung quanh những quy định mới này.

 

 

Đại diện doanh nghiệp quyết toán thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

  Hóa đơn cũ được sử dụng thêm 3 tháng

 

 - PV: Kể từ 1-1-2011 doanh nghiệp phải tự in hóa đơn, vậy nếu đến thời điểm đó, số hóa đơn tài chính doanh nghiệp đã mua nhưng chưa sử dụng hết phải xử lý như thế nào, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Tổ chức, hộ, cá nhân có quyền thực hiện tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và thông báo phát hành hóa đơn trong năm 2010 để thực hiện ngay từ đầu năm 2011. Kèm theo đó, doanh nghiệp phải kiểm kê số lượng hóa đơn đã mua (hoặc hóa đơn do doanh nghiệp tự in theo quy định tại Thông tư số 120/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 89/2002/NĐ-CP) chưa sử dụng.

 

Trường hợp không tiếp tục sử dụng thì phải hủy số hóa đơn cũ này. Nếu có nhu cầu sử dụng hóa đơn chưa sử dụng hết thì đăng ký hóa đơn tiếp tục sử dụng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153) để được tiếp tục sử dụng đến hết quý 1-2011. Thời hạn gửi đăng ký chậm nhất ngày 20-1-2011. Nếu đến hết quý 1-2011, tổ chức, hộ, cá nhân chưa sử dụng hết hóa đơn thì phải hủy số hóa đơn còn lại.

 

- Trong hóa đơn tự in, doanh nghiệp buộc phải có những nội dung bắt buộc nào?

 

Thông tư 153 quy định rõ một số nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn và quy định rõ một số trường hợp không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc. Đối với một hóa đơn thông thường buộc phải có một số tiêu thức cụ thể như: “Ngày tháng năm” lập hóa đơn; “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”; “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”, đồng tiền ghi trên hóa đơn…

 

Tuy nhiên, một số tổ chức tự in hóa đơn không nhất thiết phải có mục chữ ký người mua, dấu của người bán như hóa đơn điện, nước, dịch vụ viễn thông, hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in. Các trường hợp không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc (trừ trường hợp người mua là đơn vị kế toán yêu cầu người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ các nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 153/2010) là những hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán.

 

Riêng đối với tem, vé thì trên tem, vé có mệnh giá in sẵn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán hoặc tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua.

 

Doanh nghiệp siêu nhỏ được mua hóa đơn

 

- Hiện nay có một số doanh nghiệp nhỏ mỗi năm chỉ sử dụng vài cuốn hóa đơn mà phải đặt in, rất tốn thời gian, chi phí… Thông tư có hướng dẫn gì mới “cứu” các đơn vị này không, thưa ông?

 

Thông tư 153 có quy định thêm đối tượng được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế. Theo đó, những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

 

- Tức là cơ quan thuế sẽ bán hóa đơn tài chính cho những đối tượng này như trước đây?

 

Đúng vậy.

 

- Những đối tượng được mua hóa đơn nói trên được quyền mua đến khi nào, thưa ông?

 

Thông tư 153 chỉ cho phép cơ quan thuế bán hóa đơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nói trên trong năm 2011. Từ năm 2012 trở đi, những doanh nghiệp trên cũng phải tự tạo hóa đơn để sử dụng như các doanh nghiệp khác.

 

- Xin cảm ơn ông!

 

(Hàn Ni - www.sggp.org.vn)

 

 

 

4. Doanh nghiệp tự in hóa đơn như thế nào?

 

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM

(TBKTSG Online) - Theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, từ 1-1-2011, các doanh nghiệp sẽ phải tự in hóa đơn hoặc dùng hóa đơn điện tử, tự chủ trong việc sử dụng hóa đơn thay mua và sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phát hành. Đây được xem là thay đổi quan trọng trong nhận thức và việc sử dụng hóa đơn chứng từ trên toàn quốc, xóa bỏ tình trạng doanh nghiệp xếp hàng chờ mua hóa đơn tại cơ quan thuế.

 

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều băn khoăn với quy định mới. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, sử dụng mỗi năm chỉ từ 1 đến 2 cuốn hóa đơn, việc tự in hóa đơn là một khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó là những lo ngại về việc quản lý hóa đơn phát hành, phân biệt hóa đơn thật giả…

 

Trước những băn khoăn của doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã mời ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM, tham gia chuyên mục "Hỏi đáp về Nghị định 51 về quản lý và tự in hóa đơn". Mọi thắc mắc của doanh nghiệp như sẽ thực hiện chuyển đổi ra sao, phải chuẩn bị thiết kế mãu, phương án bảo mật ra sao, loại hình doanh nghiệp nào thì nên dùng loại hóa đơn nào; các doanh nghiệp nào có thể sử dụng hóa đơn điện tử… sẽ được ông Hạnh hướng dẫn, trả lời cụ thể.

 

Thời gian nhận và giải đáp, trả lời câu hỏi của bạn đọc sẽ kéo dài từ ngày 4-10 đến 18-10. Kính mời độc giả tham gia đặt câu hỏi ở box bên dưới.

 

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online)

 

 

 

5. Lợi ích hóa đơn điện tử: “Vẫn là câu hỏi”

 

Đây là vấn đề đặt ra trong cuộc đối thoại giữa Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) với Bộ Tài chính cuối tuần qua, liên quan đến chính sách doanh nghiệp tự in hóa đơn và việc hướng dẫn áp dụng. 

Tháng 5/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/ND-CP về hóa đơn, sau đó là Thông tư 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. 

Theo đánh giá của EuroCham, hai bước cải tiến quan trọng mới trong các quy định mới là hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử. Và trong văn bản gửi về Bộ Tài chính, đầu mối này cho biết: “Các thành viên của EuroCham rất hoan nghênh các quy định mới này vì điều đó dường như khuyến khích các giao dịch để tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả hơn sau 5 năm khi Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua”. 

Tuy nhiên, tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng hiện vẫn thiếu những hướng dẫn thực hiện cho phép cộng đồng doanh nghiệp thực thi tốt các luật và các quy định mới về hóa đơn. 

Cụ thể, Thông tư số 153 vẫn yêu cầu: (i) hóa đơn phải được phát hành và cung cấp cho khách hàng ngay sau khi hoàn thành các giao dịch bán hàng; và (ii) hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử phải được dùng làm tài liệu bằng chứng chính thức để kê khai và quyết toán thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, cũng như kế toán và thanh toán. Hơn nữa, hóa đơn giấy được sử dụng trong thực tế là bằng chứng duy nhất chứng minh hàng hoá được sản xuất và kinh doanh hợp pháp. Như vậy, phải luôn luôn có hoá đơn đi kèm theo hàng hóa thực tế trong lưu thông và vận chuyển. 

“Về khía cạnh này, các lợi ích của hóa đơn điện tử hiện nay vẫn còn là câu hỏi. EuroCham rất tiếc là Thông tư 153 vẫn chưa cung cấp được các hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng các hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử. Thay vào đó, Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng sẽ ban hành các Thông tư riêng để hướng dẫn các vấn đề còn tồn đọng” 

“Chúng tôi lo ngại rằng có quá nhiều các thông tư hướng dẫn về quản lý hóa đơn có thể tạo ra việc áp dụng chồng chéo và sự hiểu lầm không mong muốn” , EuroCham lo ngại. 

Dẫn giải lo ngại trên, theo EuroCham, trên thực tế mỗi lô hàng vận chuyển vẫn cần phải kèm theo một hóa đơn riêng. Điều này thường dẫn đến số lượng hóa đơn ngày càng tăng, kéo theo khối lượng công việc tăng tại các bộ phận hậu cần của tất cả các công ty và từ đó cản trở việc cải thiện hiệu quả và năng suất của các công ty có liên quan. 

Hơn nữa, hiện không có một trung tâm trao đổi dữ liệu điện tử quốc gia, nơi sẽ cho phép tất cả các công ty, bất kể quy mô và bí quyết công nghệ, trao đổi thông tin giao dịch theo định dạng điện tử. 

Với thực tế đó, “một lần nữa, những lợi ích của hóa đơn điện tử trong khía cạnh này vẫn còn là câu hỏi”. 

Và một trong những kiến nghị mà EuroCham đưa ra là Chính phủ cần cho phép dữ liệu điện tử được dùng làm chứng từ pháp lý cho thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, kế toán và tự kê khai và quyết toán thuế; Chính phủ cũng cần định hướng thành lập một hạ tầng cho Trung tâm Trao đổi Dữ liệu Điện tử (EDI) quốc gia, bao gồm cả việc lắp đặt kỹ thuật, thiết lập tiêu chuẩn và quản trị. 

Trả lời những quan ngại và đề xuất trên, Bộ Tài chính cho biết, về ý kiến cho rằng trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử trong quá trình vận chuyển hàng hóa thế nào, thì Bộ… đang nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể tại thông tư về hóa đơn điện tử. 

Về quan ngại của Eurocham khi Thông tư 153 không thể hướng dẫn cụ thể cách thức để sử dụng đồng thời hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính cho rằng không nên lo ngại vì theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 153, tổ chức, cá nhân được sử dụng đồng thời 3 hình thức hóa đơn, gồm hoá đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in. 

Khoản 3 Điều 7 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính cũng hướng dẫn: “3. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”. Và hiện cơ quan này vẫn đang lấy ý kiến rộng rãi vào dự thảo thông tư hướng dẫn về hóa đơn điện tử. 

Và theo Bộ Tài chính, dự kiến trong năm 2010, tức chỉ trong khoảng hai tháng nữa, một thông tư riêng hướng dẫn về việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử sẽ được ban hành.

 

(Theo VnEconomy)

 

 

 

 

 

6. Quy định mới về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

 

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập và thông lệ quốc tế; đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan; đồng thời thực hiện trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn và trao quyền tự chủ cho các Cục Thuế trong việc tự đặt in hoá đơn để bán, cấp cho một số đối tượng trên địa bàn, ngày 14/5/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về việc hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thay thế cho Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, vì vậy, để việc thực thi các quy định về hoá đơn được thông suốt và giúp cho các tổ chức, cá nhân nắm bắt được kịp thời những việc cần phải thực hiện ngay để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thuế thông báo một số nội dung chủ yếu của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP như sau

 

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập và thông lệ quốc tế; đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan; đồng thời thực hiện trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn và trao quyền tự chủ cho các Cục Thuế trong việc tự đặt in hoá đơn để bán, cấp cho một số đối tượng trên địa bàn, ngày 14/5/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về việc hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thay thế cho Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, vì vậy, để việc thực thi các quy định về hoá đơn được thông suốt và giúp cho các tổ chức, cá nhân nắm bắt được kịp thời những việc cần phải thực hiện ngay để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thuế thông báo một số nội dung chủ yếu của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP như sau:

 

- Nghị định quy định cụ thể các loại hoá đơn gồm: hoá đơn xuất khẩu, hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng và các loại hoá đơn khác; Quy định về hình thức hoá đơn gồm: hoá đơn tự in, hoá đơn điện tử, hoá đơn đặt in.

 

- Từ ngày 01/01/2011 trở đi, cơ quan thuế không bán hoá đơn cho cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp. Các cơ sở là doanh nghiệp sẽ sử dụng hoá đơn tự in hoặc hoá đơn tự đặt in hoặc hoá đơn điện tử. Vì vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải tự xác định loại hoá đơn sẽ sử dụng và đăng ký sớm với cơ quan thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị thiết kế mẫu hóa đơn cho phù hợp, có những phương án về bảo mật để có thể quản lý một cách tốt nhất, tránh bị giả mạo.

 

- Các Cục Thuế chỉ thực hiện đặt in hoá đơn để bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương và để cấp cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ cần có hoá đơn để giao cho khách hàng.

 

- Nghị định quy định các tổ chức, cá nhân bán hàng có uỷ nhiệm bán hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác, được uỷ nhiệm lập hoá đơn cho tổ chức, cá nhân uỷ nhiệm khi bán hàng hoá, dịch vụ.

 

- Khi bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hoá đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hoá đơn. Hàng hoá, dịch vụ không phải lập hoá đơn này được theo dõi trên bảng kê. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn ghi số tiền bán hàng hoá dịch vụ trong ngày.

 

- Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật.

 

- Nghị định quy định chi tiết các hành vi vi phạm về tự in hoá đơn, khởi tạo hoá đơn điện tử, đặt in, in hoá đơn đặt in, mua hoá đơn, phát hành hoá đơn, sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ, sử dụng hoá đơn của người mua. Các hình thức xử phạt được quy định phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và với mức phạt bằng tiền thấp nhất từ 1 triệu đồng đến cao nhất là 100 triệu đồng.

 

Việc thực hiện đúng các quy định về hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân được thuận lợi. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân cần nghiên cứu kỹ các quy định về hoá đơn trong Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành để tránh sai sót, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũng như tác động xấu đến hoạt động của đối tác nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

 

Trong quá trình thực hiện, nếu cần hỗ trợ thêm, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ với cơ quan thuế tại địa phương./..

 

(Theo Tổng Cục Thuế)

 

7. Sắp hết thời hóa đơn đỏ

 

Xem hình

Theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2011, doanh nghiệp (DN) sẽ không còn phải chịu cảnh lên cơ quan thuế chầu chực chỉ để mua ''hóa đơn đỏ''.

 

Ông Lê Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Thuế TP. HCM, nói: “Ngay bây giờ, DN cần lên kế hoạch in hóa đơn cho năm 2011, sử dụng loại hóa đơn nào để tháng 11 tới báo cáo với cơ quan thuế. Chúng tôi sẽ tư vấn cho DN vấn đề này. Tôi vừa ký một loạt thông báo quyết định chấp nhận mẫu in hóa đơn của DN, có nhiều DN in tới 25.000 - 30.000 hóa đơn. Số lượng đó có thể không sử dụng hết từ nay đến cuối năm và như vậy là lãng phí. Vì thế DN phải xác định mấy tháng còn lại in bao nhiêu số hóa đơn là đủ. Nếu mua hóa đơn cũng đừng mua nhiều quá. Sang năm mới tự in rồi, tất cả hóa đơn này đều hủy hết”.

 

“Trách nhiệm hiện nay về phát hành hóa đơn là của cơ quan thuế và Bộ Tài chính, nhưng theo Nghị định 51, trách nhiệm này là của DN. Do vậy, DN cần xác định rõ nhằm tránh trường hợp bị đối tượng xấu lợi dụng hóa đơn của mình để kinh doanh bất hợp pháp” - Ông Lê Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Thuế TP. HCM

Đại diện Cục Thuế TP. HCM cũng khẳng định, các hóa đơn đang sử dụng hiện nay tới ngày 31/12/2010 sẽ tiến hành thanh hủy và DN báo cáo thanh hủy với cơ quan thuế. Các loại hóa đơn cũ, từ ngày 1/1/2011 sẽ không có giá trị pháp lý, cho nên bị xem là hóa đơn bất hợp pháp.

 

 

 

Giải thích vì sao phải thanh hủy toàn bộ hóa đơn tự in hiện nay khi Nghị định 51 có hiệu lực, ông Dương cho biết do hóa đơn đặt in phải sử dụng số series mới của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, DN vẫn có thể tiếp tục sử dụng mẫu cũ của hóa đơn tự in, đặt in.

 

 

 


 

Có bao nhiêu loại hóa đơn?

 

 

 

Mặc dù đến nay chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 51, nhưng theo cơ quan thuế, DN nên sớm nắm bắt nội dung của nghị định để chuẩn bị kỹ càng việc thực hiện.

 

 

 

 

 

Hóa đơn điện tử là hóa đơn “được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; Hóa đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử"

 

(Trích Nghị định 51/2010/NĐ-CP)

Nghị định quy định về hình thức hóa đơn gồm hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in. Để in hóa đơn tự in, DN cần trang bị một phần mềm như phần mềm kế toán, khi xuất hóa đơn sẽ cập nhật vào hệ thống tài khoản và cơ quan thuế kiểm tra được việc xuất hàng trên sổ sách kế toán. Còn hóa đơn đặt in sẽ được DN đặt in ở một số nhà in theo quy định của cơ quan thuế.

 

 

 

Nhiều DN quan tâm, nếu mỗi tháng DN chỉ sử dụng 1- 2 cuốn hóa đơn thì việc mua phần mềm tự in hay đặt in sẽ gây tốn kém, phức tạp. Do vậy đề nghị cơ quan thuế tiếp tục bán hóa đơn cho những DN này. Tuy nhiên đại diện Cục Thuế TP. HCM khẳng định, thậm chí nếu 1 năm chỉ dùng 1 cuốn hóa đơn thì DN vẫn phải tự in hóa đơn hoặc đặt in hóa đơn. “Nghị định 51 nêu rõ DN trước khi đăng ký kinh doanh cũng cần lên phương án in hóa đơn để khi được cấp mã số thuế là có hóa đơn để kinh doanh ngay”, ông Dương nói.

 

 

 

Tiến sĩ Vũ Văn Thành, một nhà tư vấn thuế, băn khoăn về việc DN chịu trách nhiệm quá nặng trong việc bảo mật hóa đơn. Đại diện Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế TP. HCM) cũng nhận định: “Nghị định 51 có một điều khoản theo tôi là không phù hợp, đó là yêu cầu DN tự in hóa đơn phải có một mật mã và thông báo cơ quan thuế về mật mã nhận dạng hóa đơn tự in của DN. Quy định như vậy thì khó cho DN quá, bởi mật mã như thế nào để người khác không nhận biết được thì rất khó. Theo tôi, mật mã có thể là con dấu tròn của DN đóng trên hóa đơn”.

 

(Theo Thanh Niên)

 

 

 

8. Các quy định mới về tự in hoá đơn GTGT

 

và quy định tổng thanh toán dưới 200.000 đồng không phải lập hóa đơn GTGT

 

Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn.

 

Đó là một trong những nội dung của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau; trong đó, Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.

 

Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao các loại hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh.

 

Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định.

 

Điều kiện được tự in hóa đơn

 

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.

 

Hóa đơn gồm các loại: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác như vé, thẻ...

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử và hóa đơn đặt in.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác chỉ được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.

 

Một hình thức mới là hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch Điện tử.

 

Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử thì phải đặt in hóa đơn. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn.

 

Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in

 

Cục Thuế được đặt in hóa đơn để bán, cấp cho các tổ chức, cá nhân. Các hóa đơn này phải có tên Cục Thuế ở góc trên bên trái của tờ hóa đơn.

 

Hóa đơn do các Cục Thuế đặt in chỉ được bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương. Ngoài ra, hóa đơn này được cấp cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

 

theo Tuấn Khang- chinhphu 
(Nguồn: Nghị định 51/2010/NĐ-CP)

 

 

 

9. Doanh nghiệp chuẩn bị tự in hóa đơn

 

Cuối tháng 8 tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn theo hướng để doanh nghiệp tự in hoặc khuyến khích dùng hóa đơn điện tử, thay vì phần lớn mua và sử dụng hóa đơn do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phát hành như lâu nay.

 

Ông Lê Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM đã thông tin như vậy bên lề buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và lãnh đạo Cục Thuế TPHCM do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức sáng 28-7.

 

Ông Dương cho biết, Bộ Tài chính thông báo, thông tư hướng dẫn sẽ được ban hành vào cuối tháng 8, trong đó hướng dẫn một cách chi tiết các điểm trong Nghị định 51 như loại hình doanh nghiệp nào thì nên dùng loại hóa đơn nào; các doanh nghiệp nào có thể sử dụng hóa đơn điện tử… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai nghị định trên có hiệu lực vào ngày 1-1 năm tới.

 

Theo ông Dương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc trưng sử dụng số lượng hóa đơn ít, thường là hóa đơn mua của cơ quan thuế trước đây do Bộ Tài chính phát hành, có thể sẽ gặp vướng mắc khi chuyển đổi theo Nghị định 51. Đó là phải đầu tư một khoản tiền lớn cho việc thiết kế mẫu, in hóa đơn. Còn với các doanh nghiệp lớn, lâu nay đã sử dụng hóa đơn đặc thù (do cơ quan thuế cho phép) thì sẽ không gặp vấn đề gì.

 

Tại buổi đối thoại, ông Dương lưu ý các doanh nghiệp cần thực hiện ngay một số việc nhằm chuẩn bị cho Nghị định 51 có hiệu lực vào đầu năm sau. Trước hết, phải tự xác định doanh nghiệp mình sẽ sử dụng loại hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in hay hóa đơn điện tử và đăng ký sớm với cơ quan thuế.

 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị thiết kế mẫu hóa đơn cho phù hợp, có những phương án về bảo mật để có thể quản lý một cách tốt nhất, tránh bị giả mạo.

 

Với Nghị định 51, trách nhiệm quản lý hóa đơn đã được chuyển giao về phía doanh nghiệp, không còn là của cơ quan thuế như lúc bán hóa đơn của Bộ Tài chính phát hành. Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch in hóa đơn ngay từ tháng 10-2010.

 

Theo ông Dương, các doanh nghiệp cũng cần đặc biệt lưu ý về số lượng mua hoặc đặt in hóa đơn sử dụng từ nay đến hết năm 2010 để tránh lãng phí vì sau ngày 31-12, những hóa đơn này sẽ hết giá trị và phải thanh hủy.

 

Nghị định 51 của Chính phủ ban hành ngày 14-5-2010 về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thay thế cho Nghị định 89 (ban hành năm 2002) sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2011. Nghị định này được đánh giá sẽ thay đổi toàn bộ nhận thức và thực hiện về hóa đơn chứng từ trên toàn quốc.

Đặc biệt, điểm quan trọng nhất là trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn khi cơ quan thuế không còn bán hóa đơn và không chịu trách nhiệm về hóa đơn phát hành. Theo đó, những thắc mắc của doanh nghiệp về thủ tục mua hóa đơn, tình trạng xếp hàng chờ mua hóa đơn tại cơ quan thuế cũng sẽ được xóa bỏ

 

( Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Online)

 

 

 

10. Quy định mới về việc sử dụng hóa đơn do doanh nghiệp tự in

 

Tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp đã tự in nhưng đến ngày 31/12/2010 chưa sử dụng hết thì được tiếp tục sử dụng đến hết quý I năm 2011 và phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

 

Tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Bộ Tài chính nhưng đến ngày 31/12/2010 chưa sử dụng hết thì được tiếp tục sử dụng đến hết quý I năm 2011 - Ảnh minh họa

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhằm xử lý vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

 

Chỉ đạo này nhằm tránh lãng phí cho các tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc các doanh nghiệp đã tự in hóa đơn nhưng đến ngày 31/12/2010 vẫn chưa sử dụng hết. Vì theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2010, ngoài 10.000 doanh nghiệp đang thực hiện tự in hóa đơn; vẫn còn các tổ chức, cá nhân khác đang thực hiện hoặc mua hóa đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành.

 

Phó Thủ tướng cũng đã đồng ý về nguyên tắc với đề nghị của Bộ Tài chính về việc hỗ trợ các doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và doanh nghiệp siêu nhỏ, không có đủ điều kiện để tự in hóa đơn và cũng không có điều kiện đặt in thì được cơ quan thuế bán hóa đơn để sử dụng.

 

Tuy nhiên, việc áp dụng này chỉ được thực hiện trong năm 2011, từ năm 2012 trở đi phải thực hiện theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP.

 

Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, cước phí vận tải quốc tế là hóa đơn

 

Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011, thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002.

Thực tế hiện nay, các ngành hàng không, hàng hải, ngân hàng khi cung cấp dịch vụ đều đã thực hiện sử dụng chứng từ theo thông lệ quốc tế. Ví dụ, vé hàng không đã được in theo tiêu chuẩn của Hiệp hội hàng không quốc tế (ATA), chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng được in từ phần mềm máy tính theo tiêu chuẩn của các ngân hàng quốc tế...

 

Các chứng từ này đều được khách hàng chấp nhận thanh toán và là cơ sở để cơ sở kinh doanh ngành hàng không, hàng hải, ngân hàng hạch toán doanh thu.

 

Tuy nhiên, do hiện nay các chứng từ này chưa được công nhận là hóa đơn nên các ngành hàng không, hàng hải, ngân hàng vẫn phải lập thêm hóa đơn để thực hiện khai thuế. Việc này làm mất thời gian và tốn kém cho các doanh nghiệp.

 

Vì vậy, Phó Thủ tướng chỉ đạo, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế được lập theo thông lệ quốc tế cũng được xác định là hóa đơn. Những chứng từ tương tự khác cũng được xác định là hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính.

 

(Theo Thu Nga -Chinhphu.vn)

 

 

 

  1. Nhiều doanh nghiệp trăn trở về Nghị định 51


Nhằm giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc áp dụng nghị định 51 của Bộ Tài Chính, cũng như những vướng mắc khi nộp thuế thu nhập, thuế Giá trị gia tăng, hôm qua, tại Tp HCM, trung tâm xúc tiến thương mại & đầu tư TP phối hợp cùng Cục thuế Tp HCM tổ chức buổi “ Đối thoại giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Cục thuế.”

 

 

 

Nộp thuế.Ảnh chí có tính minh hoạ.

Nội dung nghị định 51 quy định về quá đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ ra đời góp phần khắc phục những tồn tại của Nghị định 89 cũ, với những quy định mới hơn về hóa đơn chứng từ như: hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn vé. Nét mới của nghị định 51 là hóa đơn xuất khẩu sử dụng hàng hóa xuất đi nước ngoài, hóa đơn vé dùng để giao dịch trong một số ngành đặc thù như: ngân hàng, bưu chính viễn thông,..Bên cạnh đó, nghị định 51 còn quy định về các hình thức tạo ra hóa đơn phù hợp với các đặc tính của doanh nghiệp, bà Trần Thị Lệ Nga, trưởng phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Cục thuế Tp HCM cho biết: 
Cũng theo bà Lệ Nga, thì các doanh nghiệp có thể đặt in hóa đơn thuế theo ý của chính doanh nghiệp, nhưng phải tuân thủ đầy đủ các nội dung bắt buộc mà Nhà Nước đã quy định. Mặt khác doanh nghiệp có thế quảng bá chính mình, kèm theo là nội dung mật để doanh nghiệp có thể nhận biết thật giả, và trước khi ra hóa đơn phải thông báo việc phát hành hóa đơn với các cơ quan chức năng có trách nhiệm. Đối tượng cơ quan thuế đặt in hóa đơn bán cho cá nhân, tổ chức, không có hóa đơn kinh doanh nhưng có buôn bán kinh doanh hóa đơn lẻ, cơ quan thuế bán hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể, cục thuế chỉ cấp hóa đơn lẻ không thu tiền cho tổ chức cá nhân không trực tiếp kinh doanh, mà người mua yêu cầu phải có hóa đơn thuế. Một hình thức hóa đơn khác được kỳ vọng sẽ góp phần làm gọn nhẹ hơn thủ tục hành chính là giao dịch bằng hóa đơn điện tử.

 

Một doanh nghiệp thắc mắc: Bà Trần Thị Lệ Nga trả lời: 

 

Tính đến hết 31/12/2010 nếu doanh nghiệp còn hóa đơn bao gồm: tự đặt in, hóa đơn mua của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp nếu vẫn sử dụng hóa đơn cũ thì phải làm văn bản thông báo đến Cục thuế. Ngoài những thắc mắc xung quanh nghị định 51, các doanh nghiệp còn được giải đáp về thuế giá trị gia tăng, giải đáp về những mặt hàng được áp dụng mức thuế suất 0%...

 

Nhìn chung, để giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành đúng nghĩa vụ, Bộ Tài Chính cần ban hành nhanh thông tư hướng dẫn cho doanh nghiệp. Thuế là nguồn thu chủ yếu để xây dựng đất nước, vì vậy cần có đồng bộ giữa nhà nước, Cục thuế, doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp cũng như các tổ chức cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.

 

(Theo Đông Hải - voh.com.vn/news)

 

 

 

12. Tự in hóa đơn lợi - hại ra sao?

 

(TBKTSG Online) - Việc cơ quan thuế trao cho doanh nghiệp quyền tự in hóa đơn là một cải cách lớn về mặt tư duy quản lý nhà nước. Tự in hóa đơn giúp doanh nghiệp chủ động hơn về in, phát hành và sử dụng hóa đơn chứng từ đồng thời đặt ra nhiều thách thức về mặt quản lý doanh nghiệp.

 

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam. Ảnh: Thái Hằng

>> Doanh nghiệp tự in hóa đơn như thế nào?

 

Trao đổi với TBKTSG Online bên lề Hội thảo Cập nhật thuế tại TPHCM, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam đã đưa ra một số biện pháp, như đối phó với nạn hóa đơn giả, trong khi hiện nay nhiều doanh nghiệp, đã tiến hành các thủ tục tự in và phát hành hóa đơn trước thời hạn Nghị định 51 có hiệu lực vào ngày 1-1-2011.

 

TBKTSG Online: Thưa bà, vừa qua nhiều ý kiến cho rằng nghị định 51 có hiệu lực sẽ làm tăng gánh nặng về chi phí và quản lý cho doanh nghiệp?

 

- Doanh nghiệp cần hiểu bất kỳ thuận lợi nào thì cũng đi kèm các thách thức. Thuận lợi của việc doanh nghiệp tự in hóa đơn thì ai cũng rõ, bên cạnh đó, họ cũng cần những bước chuẩn bị kỹ càng. Như chỉ riêng tự tạo nên logo, ký hiệu riêng cho mẫu hóa đơn cũng có nhiều chuyện để nói.

 

Bên cạnh mặt thuận lợi như giảm thiểu tình trạng gian lận hóa đơn trước đây khi người ta mua hóa đơn của cơ quan thuế để cho tên của đơn vị mình vào để lập chứng từ khống, vì đã có chính thông tin đặc trưng của doanh nghiệp trên ấy. Ví dụ logo của doanh nghiệp thép không thể lấy của ngành điện hay bưu chính để đặt vào. Nhưng sẽ có tình trạng như doanh nghiệp thép trong kinh doanh mua bán với đơn vị xây dựng, đơn vị này có thể muốn lập chứng từ khống, và câu kết với chính nội bộ doanh nghiệp thép để in hóa đơn bất hợp pháp. Nếu quản lý doanh nghiệp không tốt thì sẽ tạo cơ hội cho những hành vi loại này.

 

- Giải pháp nào cho tình trạng trên, thưa bà?

 

Nghị định 51 của Chính phủ ban hành ngày 14-5-2010 về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thay thế cho Nghị định 89 (ban hành năm 2002) sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2011.

Thông tư số 64/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 27-9,hướng dẫn thực hiện quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Theo tôi doanh nghiệp trước mắt phải xác định mình thuộc đối tượng nào khi tự in hóa đơn và quản lý chặt trong toàn bộ quy trình từ khâu thiết kế cho đến thông báo phát hành và sử dụng. Ở đây tôi chỉ đề cập đến doanh nghiệp tự in hóa đơn và đủ điều kiện tự in hóa đơn, cần xem năng lực mình đã quản lý hóa đơn tự in được chưa. Nói thẳng ra là quản lý con người vì hóa đơn cũng giống như tiền, quản lý hóa đơn thì phải chặt như quản lý nguồn tiền.

 

Trong quyết định tự in hóa đơn phải quy định hết sức rõ ràng, phân cấp từng bộ phận một để quản lý từng khâu từ khâu bán hàng cho đến bộ phận kế toán... để đảm bảo chỉ có 1 bản gốc thôi chứ kg có bản thứ 2, thứ 3, rất nguy hiểm. Còn nếu doanh nghiệp xét thấy đủ điều kiện nhưng khả năng chưa quản lý tốt thì có thể đặt in, vì có các chỉ số về kỹ thuật và an toàn bảo mật cao. Các đơn vị in chuyên nghiệp có các giấy in, kỹ thuật in chìm, thậm chí có thể đăng ký tem, mã chống hàng giả do Bộ Công an cấp.

 

- Người mua hàng lo ngại về hóa đơn giả, trước đây có cơ quan thuế trực tiếp quản lý còn nhan nhản nay sẽ như “nấm sau mưa” khi có đến vài trăm ngàn doanh nghiệp, chưa kể các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tự phát hành hóa đơn?

 

Vị trí đặt quảng cáoVấn đề là cơ quan thuế phải quản lý được các thông báo phát hành hóa đơn của các doanh nghiệp, sau đó, họ (cơ quan thuế) sẽ tổng hợp để đưa lên website Tổng cục thuế. Đó là nguồn thông tin chính thức về hóa đơn của doanh nghiệp trên toàn quốc để người mua hàng có thể tìm hiểu thực hư về đối tác của mình.

 

Theo tôi, vấn đề là nếu cứ tiếp tục sợ gian lận thì không bao giờ làm được. Trao quyền tự in hóa đơn thực tế là một bước tiến về mặt cơ chế quản lý nhà nước. Quan trọng là doanh nghiệp phải làm sao để người khác không sử dụng hóa đơn của mình.

 

- Xin cảm ơn bà.

 

(Thái Hằng - thesaigontimes.vn)

 

 

 

13. Doanh nghiệp được tạo logo trên hóa đơn tự in

 

Chưa đầy 3 tháng nữa Nghị định 51/CP có hiệu lực, nhiều bạn đọc đã gởi thắc mắc liên quan đến hoạt động in, tạo hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ. PV Báo SGGP phỏng vấn ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM (ảnh) xung quanh vấn đề này.

 

Ông Nguyễn Đình Tấn

- Phóng viên: Nghị định 51 quy định doanh nghiệp (DN) được quyền tạo ra hóa đơn. Xin ông cho biết “tạo ra hóa đơn” là gì?

 

Ông Nguyễn Đình Tấn : Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, gồm tự in từ các máy móc, thiết bị tại DN; đặt các DN đủ điều kiện in hóa đơn; khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật Giao dịch điện tử. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện quy định mới được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn.

 

Tổ chức cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện để tự in và khởi tạo hóa đơn thì phải đặt in hóa đơn.

 

- Vậy những DN nào được quyền tạo ra hóa đơn, thưa ông?

 

DN được tự in hóa đơn phải đáp ứng điều kiện là DN trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; DN có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.

 

Tổ chức, cá nhân kinh doanh trừ các trường hợp nêu trên, được tự in hóa đơn nếu có đủ các điều kiện sau: đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.

 

- Nghị định 51/2010/NĐ-CP mở cho DN được tự in hóa đơn, như vậy với số lượng lớn DN và nhiều loại hóa đơn khác nhau, liệu ngành thuế có kiểm soát được không, thưa ông?

 

Tuy DN được quyền chủ động lựa chọn tự in hoặc đặt in hóa đơn (DN không phải gửi văn bản để cơ quan thuế chấp thuận trước khi tự in hoặc đặt in và cũng không phải gửi mẫu hóa đơn cho cơ quan thuế duyệt) nhưng trước khi sử dụng hóa đơn, Nghị định 51/CP có quy định DN phải lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn. Cục Thuế sẽ có trách nhiệm đưa nội dung các loại hóa đơn của DN phát hành vào trang Thông tin điện tử của ngành Thuế để đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân nắm được.

 

Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định DN được tự in hóa đơn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn tự in. DN ghi các ký hiệu nhận dạng mật trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ cho việc nhận dạng hóa đơn giả trong quá trình sử dụng. Cơ quan thuế sẽ hậu kiểm.

 

>> Nhằm chống hàng gian, hàng giả trong lĩnh vực điện tử, điện máy, Báo SGGP rất mong nhận được sự cộng tác của bạn đọc. Khi có bất kỳ phản ánh, thắc mắc, khiếu nại về hàng gian, hàng giả, hàng lậu, hàng xách tay, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không hóa đơn chứng từ, trốn thuế…

Hãy gởi thư cho chúng tôi theo địa chỉ: Ban Kinh tế, Báo Sài Gòn Giải Phóng, 399 Hồng Bàng, phường 14, quận 5, TPHCM; email:hanni@sggp.org.vn ; ĐT: (08) 39294072 hoặc 0903.975323

- Chỉ còn chưa đầy 3 tháng sẽ đến thời điểm thi hành, vậy để thực hiện tốt Nghị định 51, xin ông cho biết các DN sẽ phải chuẩn bị những gì, khi tự in hóa đơn, DN có quyền đưa hình ảnh quảng cáo vào hóa đơn tự in?

 

Để không ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, thực hiện đúng việc kê khai thuế từ đầu năm 2011, trường hợp DN đang sử dụng hóa đơn tự đặt in, hoặc hóa đơn mua của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cần dự trù nhu cầu đủ sử dụng đến cuối năm 2010, để tránh lãng phí. Cuối năm kiểm kê toàn bộ số hóa đơn đặt in, hóa đơn đã mua nhưng chưa sử dụng (chưa lập) báo cáo cơ quan thuế quản lý trực tiếp để xử lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

DN phải tự thiết kế loại hóa đơn đặt in gồm đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định và phải được in trên cùng một mặt giấy. Ngoài các nội dung bắt buộc, DN có quyền tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo logo, hình ảnh trang trí hoặc đưa các ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; logo doanh nghiệp và các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hóa đơn.

 

Chọn DN có giấy phép kinh doanh hoạt động ngành in để ký hợp đồng in theo quy định của Luật Dân sự, đảm bảo hóa đơn được in xong và DN hoàn tất thủ tục thông báo phát hành hóa đơn trước ngày 1-1-2011. Lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định gởi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và niêm yết tại cơ sở kinh doanh.

 

(Hàn Ni www.sggp.org.vn)

 

14. Doanh nghiệp nào được tự in hóa đơn?

 

Chỉ còn vài tháng nữa là Nghị định 51/CP có hiệu lực, rất nhiều câu hỏi của bạn đọc hỏi về quy định việc in hóa đơn, đặt in hóa đơn và thủ tục hành chính trong việc đặt in hóa đơn. Chúng tôi xin tóm tắt một số vấn đề liên quan đến việc đặt in và tự in hóa đơn.

 

Theo Nghị định 51/CP, từ ngày 1-1-2011, nhà nước trao quyền tự chủ cho cơ sở kinh doanh trong việc sử dụng hóa đơn bằng cách tự in hoặc tự đặt in hóa đơn. Như vậy, cơ quan thuế không bán hóa đơn cho doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải tạo hóa đơn để phục vụ cho việc kinh doanh của mình.

 

Khách hàng đợi xuất hóa đơn tại một trung tâm bán máy tính. Ảnh: KIM NGÂN

Những đối tượng được tự in hóa đơn là: doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp hội đủ 5 điều kiện dưới đây cũng sẽ được tự in hóa đơn gồm: đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt vi phạm về thuế trong vòng 1 năm; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn; đơn vị có phần mềm bán hàng hóa dịch vụ gắn với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.

 

Những doanh nghiệp có mã số thuế sẽ được đặt in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ của mình. Ngoài ra, cục thuế các địa phương được đặt in hóa đơn theo mẫu quy định để bán, cấp cho các tổ chức cá nhân không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh như hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương, có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cần có hóa đơn cho khách hàng.

 

Nghị định cũng đơn giản hóa thủ tục tạo hóa đơn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặt in hóa đơn không phải xin phép cơ quan thuế về việc in hóa đơn như trước đây mà sau khi in hóa đơn, doanh nghiệp muốn đưa vào sử dụng chỉ cần gửi thông báo cho cơ quan thuế về mẫu hóa đơn và số lượng hóa đơn phát hành. Số lượng hóa đơn đặt in do doanh nghiệp tự quyết định, không bị hạn chế về số lượng. Doanh nghiệp đặt in hóa đơn có quyền lựa chọn đơn vị in hợp pháp và cũng không bị ràng buộc bởi phạm vi địa lý.

 

Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định việc ủy nhiệm lập hóa đơn như sau: khi doanh nghiệp, cá nhân có ủy nhiệm bán hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức cá nhân khác thì cũng có quyền ủy nhiệm lập hóa đơn cho đơn vị đó. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn phải được lập thành văn bản, tổ chức cá nhân ủy nhiệm lập hóa đơn chịu trách nhiệm về việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn theo quy định chung của Nghị định 51/CP.

 

(Hàn Ni www.sggp.org.vn)

 

15. Giao quyền in hóa đơn cho doanh nghiệp - Có chấm dứt khai “âm”, hoàn thuế?

 

 

 

Lâu nay, Báo SGGP phản ánh tình trạng nhiều doanh nghiệp (DN) cố tình bán hàng không xuất hóa đơn để giấu doanh số, khai “âm”, trốn thuế, bán hàng lậu, thì nay Nghị định 51/2010/NĐ-CP ra đời (có hiệu lực vào đầu năm 2011) đã giao quyền tự in hóa đơn cho tất cả DN và nâng mức phạt về vi phạm hóa đơn lên đến 100 triệu đồng/lần. Liệu khi nghị định (NĐ) này có hiệu lực, những vi phạm về hóa đơn, gian lận thuế sẽ chấm dứt?

 

Từ 1-1-2011, doanh nghiệp phải xuất hóa đơn tài chính (tự in) cho khách hàng chứ không phải “phiếu báo giá” lập lờ như hiện nay để trốn thuế. Ảnh: Đức Trí

Kiểm tra không cần báo trước

 

Từ 1-1-2011, DN bán hàng có trị giá 200.000 đồng trở lên buộc phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) cho khách hàng, dù khách hàng không yêu cầu; nếu dưới 200.000 đồng mà khách hàng có yêu cầu vẫn phải xuất hóa đơn. Các DN có trách nhiệm tự in (hoặc đặt in) hóa đơn, cơ quan thuế chấm dứt việc bán hóa đơn cho DN.

 

Chỉ khi nào đưa hóa đơn vào sử dụng, DN mới gởi thông báo kèm theo tờ hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế. DN phải báo cáo số lượng hóa đơn in (ví dụ, số thứ tự là từ 1 đến 5.000) để cơ quan thuế biết và theo dõi dù Nhà nước không hạn chế. Việc báo cáo sử dụng hóa đơn cũng đơn giản hơn, mỗi quý báo cáo một lần, thay vì báo cáo hàng tháng như hiện nay.

 

Dự thảo thông tư hướng dẫn NĐ 51 cũng quy định hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh cũng phải xuất hóa đơn cho khách hàng khi bán hàng có trị giá trên 200.000 đồng, tuy nhiên NĐ 51 không bắt buộc các đối tượng này in hóa đơn mà được mua hóa đơn tài chính ở cơ quan thuế- cơ quan thuế cũng chỉ bán hóa đơn cho các đối tượng này.

 

Điểm tiến bộ trong dự thảo thông tư hướng dẫn lần này là trao quyền cho cán bộ thuế được kiểm tra đột xuất việc bán hàng không lập hóa đơn. Với quy định trước đây, cán bộ thuế muốn kiểm tra phải thông báo cho DN biết trước ít nhất 3 ngày. Vì biết trước nên DN “ngoan ngoãn” xuất hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế kiểm tra, hết kiểm tra lại vi phạm trở lại.

 

Do vậy, việc quản lý, xử lý vi phạm về hóa đơn chứng từ gần như bị thả lỏng trong thời gian qua. Mức xử phạt lần này quy định khá cao, có thể đủ sức răn đe DN vi phạm. Công chức thuế khi phát hiện vi phạm phải báo với cơ quan thuế địa phương xử lý, nếu không sẽ bị xử lý kỷ luật.

 

Không ứng dụng phần mềm quản lý = thả cửa!

 

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng chưa được cơ quan chức năng đưa vào dự thảo là việc ghi hóa đơn theo đúng số hiệu, mã hàng hóa đã bán ra. Cụ thể, phải ghi chi tiết số hiệu sê-ri mã hàng của từng sản phẩm trên hóa đơn, nhất là đối với các mặt hàng nhập khẩu, điện máy, điện tử.

 

Bởi thực tế có tình trạng DN bán hàng sử dụng hóa đơn xoay vòng để đối phó với cơ quan thuế, quản lý thị trường. Tức DN dùng một hóa đơn sử dụng nhiều lần, hàng đã bán rồi nhưng do không ghi cụ thể mã hàng, sê-ri sản phẩm nên lô hàng mới vẫn dùng hóa đơn cũ, rồi dùng hóa đơn nhiều lần trong vận chuyển hàng hóa. Đó cũng là cách để DN vận chuyển hàng lậu, kinh doanh hàng không hóa đơn chứng từ một cách hợp pháp.

 

Một vấn đề khác cần được ngành thuế quan tâm điều chỉnh trong việc quản lý hóa đơn chứng từ là phải ứng dụng phần mềm, liên thông quản lý. Với các quy định “thoáng”, giao quyền tự in hóa đơn cho DN, nếu DN bỏ trốn đến năm sau mới phát hiện, thời gian đó đủ để DN gian dối cấu kết bán hóa đơn, xin hoàn thuế.

 

Bởi thực tế hiện nay tầm kiểm soát của cơ quan thuế chỉ gói gọn trong nội bộ từng tỉnh, thành, nên DN lợi dụng điều này lập nhiều DN ở các tỉnh khác nhau, sau đó xuất hóa đơn bán hàng để hợp pháp hóa hàng không rõ nguồn gốc cũng như bán hóa đơn cho nhau để hoàn thuế… mà cơ quan thuế không kiểm tra được. Muốn kiểm tra, phải chuyển sang cơ quan công an điều tra, mà hiện nay hồ sơ thuế chuyển thì nhiều nhưng kết quả nhận lại… chẳng được bao nhiêu.

 

Do vậy, cách quản lý hiệu quả nhất là ngành thuế phải ứng dụng công nghệ thông tin, quét mã vạch trên các báo cáo thuế để phần mềm có thể lọc được những hóa đơn của DN dù ở các tỉnh khác nhau và kiểm tra luôn “đầu vào”, “đầu ra” của sản phẩm ở các DN thông qua mã hàng hóa ghi trên hóa đơn. Nếu không, chẳng khác nào “thả cửa” cho DN gian dối hoành hành…

 

(Hàn Ni www.sggp.org.vn)

 

16. Nghị định 51- Nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn

 

 

 

Chỉ còn 3 tháng nữa là Nghị định 51/CP về hóa đơn chứng từ có hiệu lực. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP, xung quanh vấn đề này.

 

° PV: Thời gian gần đây, các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến việc lập hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ sẽ có một số thay đổi kể từ đầu năm 2011, ông có thể nói qua về những thay đổi này?

 

° Ông NGUYỄN TRỌNG HẠNH: Hiện tại việc phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ đang thực hiện theo Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 7-11-2002 của Chính phủ và Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính. Ngày 14-5-2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2011. Đây là nghị định có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hóa đơn bán hàng đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cơ quan thuế. Nghị định đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan thuế, công chức thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

 

° Xin ông cho biết những nội dung quan trọng nào của Nghị định 51/2010/NĐ-CP mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải lưu ý?

 

° Nghị định 51/2010/NĐ-CP đã thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý hóa đơn từ phương thức truyền thống để tiến tới phương thức quản lý theo mô hình hiện đại. Nghị định ra đời nhằm tạo một bước đột phá trong công tác quản lý và sử dụng hóa đơn, được thể hiện qua rất nhiều nội dung mới, trong đó có 3 điểm quan trọng như sau:

 

Thứ nhất: kể từ ngày 1-1-2011 doanh nghiệp phải tự in hóa đơn hoặc tự đặt in hóa đơn để sử dụng theo quy định.

 

Thứ hai: từ ngày 1-1-2011, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) không thực hiện in hóa đơn để cấp cho các cục thuế. Các cục thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn để đặt in hóa đơn và bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương hoặc cấp cho các tổ chức không phải là các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

 

Thứ ba : Nghị định 51 quy định chi tiết các hành vi vi phạm về hóa đơn và các hình thức xử phạt phù hợp với luật và pháp lệnh hiện hành đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

 

° Xin ông cho biết cụ thể từng loại và mục đích sử dụng các loại hóa đơn này như thế nào?

 

° Theo quy định tại Nghị định 51, hóa đơn gồm có 4 loại và mục đích sử dụng như sau: Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp và các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan (khu chế xuất) khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với nhau, xuất khẩu ra nước ngoài; các loại hóa đơn khác (gồm vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác nhưng có hình thức và nội dung quy định như hóa đơn).

 

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau: 1) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ; 2) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; 3) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.

° Xin cảm ơn ông!

(THI HỒNG - www.sggp.org.vn)

…Về đầu trang