Ngày 30/9/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử.
Cùng với việc kế thừa những quy định hợp lý trước đây, một số khái niệm mới, quy định mới được ban hành để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và thực tế triển khai áp dụng hóa đơn điện tử.
Thông tư số 68/2019/TT-BTC gồm 5 Chương, 27 Điều và 2 phụ lục. Phụ lục 1: gồm 05 mẫu hiển thị của hóa đơn điện tử và Phụ lục 2: Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế.
Một vài điểm mới cần chú ý:Điều 3: Nội dung hóa đơn điện tửĐã sửa đổi quy định về ký hiệu mẫu và ký hiệu hóa đơn:
Thời điểm lập HDDT xác định theo thời điểm người bán hàng ký số, ký điện tử trên hóa đơn và phù hợp với quy định cụ thể về từng trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Điều 4 của Thông tư 68/2019/TT-BTC.
HDDT không nhất thiết phải có chữ ký của người mua. Có thể tạo thêm thông tin về logo, hợp đồng mua bán hoặc các thông tin khác.
Điều 5: Quy định cụ thể về định dạng HDDT: sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML. Các DN sử dụng dịch vụ Web để kết nối và giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu HDDT với cơ quan thuế và giữa người bán với người mua.
Điều 23: Tổ chức cung cấp dịch vụ HDDT bao gồm: Tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế .
Điều 26: Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2019Các văn bản hiện hành về hóa đơn vẫn có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/10/2020. Từ ngày 01/11/2020, các DN…phải đăng ký áp dụng HDDT theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 27: Xử lý chuyển tiếp: - Khi chưa có thông báo chuyển sang dùng HDDT thì các DN.. vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn theo NĐ 51/2010 đến ngày 31/10/2020.
- Khi đã sử dụng HDDT mà phát hiện hóa đơn sử dụng theo NĐ 51/2010 có sai sót thì lập HDDT (có mã hoặc không có mã) thay thế.